10 kết luận của bộ trưởng Phạm Vũ Luận và thông tin tổng hợp về kỳ thi THPT Quốc gia
Kỳ thi THPT quốc gia nằm trong 2 lộ trình đổi mới thi và kiểm tra, nhằm thay đổi cách dạy cách học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Kỳ thi tổ chức theo nguyên tắc lấy lợi ích lâu dài của học sinh làm mục tiêu chính.
1. Kỳ thi THPT quốc gia nằm trong 2 lộ trình đổi mới thi và kiểm tra, nhằm thay đổi cách dạy cách học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Kỳ thi tổ chức theo nguyên tắc lấy lợi ích lâu dài của học sinh làm mục tiêu chính.
2. Quy chế thi được giữ ổn định đến khi lớp học sinh học theo chương trình sách giáo khoa mới thi tốt nghiệp THPT. Năm 2016 có thể sẽ có thay đổi một vài chi tiết nhưng tổng thể sẽ giữ ổn định.
3. Đối với thang điểm 20, bản chất không thay đổi. Vì thế bộ sẽ tiếp thu và cân nhắc sử dụng lại thang điểm 10.
4. Đối với thí sinh tự do, thí sinh đăng ký dự thi ở đâu cũng được, miễn là thuận lợi cho các em, không bắt buộc theo nơi cư trú. Thí sinh đang học THPT đăng ký thi theo trường.
5. Cấu trúc đề thi bao gồm nhiều câu, trong đó có câu dễ và câu khó. Mô hình, cơ cấu câu hỏi trong đề thi giống các năm trước.
6. Về atlat địa lý, bộ sẽ cân nhắc cho thí sinh mang atlat vào phòng thi.
7.Tất cả các trường đều có quyền xét đợt 1, trường nào thiếu sẽ xét các đợt tiếp theo. Trường ĐH, CĐ tuyển vượt chỉ tiêu vài phần trăm có thể chấp nhận được. Nếu cố ý tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị xử lý.
8. Các trường ĐH xếp phòng và chuyển dữ liệu cho các sở GD-ĐT in giấy báo dự thi.
9. Thời gian công bố quy chế chính thức trong 10 ngày đầu của tháng 2-2015.
10. Cụm thi tỉnh và liên tỉnh: Chọn phương án tố chức thi như đã nêu trong quyết định 3538. Mỗi cụm thi liên tỉnh phải bao gồm ít nhất 2 tỉnh. Duy trì cụm thi địa phương để giúp thí sinh khó khăn và chỉ muốn xét tốt nghiệp THPT. Cụm thi này cũng do các trường ĐH chủ trì.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS-TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM băn khoăn việc chấm thi các môn tự luận có thể sẽ khó khăn. Nhiều trường chuyên về kỹ thuật, nay phải chấm các môn xã hội của cụm đó sẽ khó có đầy đủ đội ngũ giáo viên chấm cũng như khó đảm bảo công bằng.
"Do vậy, việc chấm thi nên giao cho các trường có thế mạnh về nhóm ngành đó chấm", PGS-TS Dũng nói.
Về kỳ thi THPT Quốc gia (THPT QG) - TS. Lê Thị Thanh Mai - Trưởng ban Công tác Sinh viên ĐHQG Tp. HCM tổng hợp như sau:
A. Mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đại học; cao đẳng.
B. Môn thi
1. Số lượng môn thi:
- Phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
- Có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ -> Do quy định phải giữ khối thi truyền thống đã thi năm 2014 nên dự kiến phần lớn thí sinh sẽ đăng ký chọn thi 5-6 môn.
- Nếu đã TN THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho xét tuyển vào ĐH, CĐ -> tối thiểu 3 môn.
2. Nếu không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không ĐBCL được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
3. Nếu có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT, được miễn thi TN THPT môn Ngoại ngữ. -> Dự kiến sẽ được điểm tối đa để xét công nhận TNTHPT. (Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý những trường ĐH, CĐ yêu cầu thí sinh dự thi môn ngoại ngữ để lấy điểm xét tuyển)
C. Tổ chức thi
- Thi theo cụm: dự kiến cả nước sẽ có khoảng 34 cụm thi, hầu hết do các trường ĐH chủ trì. Sẽ có một số cụm thi liên tỉnh dành cho thí sinh không có nguyện vọng học ĐH, CĐ mà chỉ cần xét tốt nghiệp THPT.
- TP.HCM: 6 cụm thi: ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH TĐT, ĐH Công nghiệp TP.HCM; cho các tỉnh/ thành: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, BRVT, Long An.
- Ngày thi dự kiến: 01-04/7/2015 (chờ chính thức theo quy chế Tuyển sinh dự kiến công bố vào khoảng 10 ngày đầu tháng 2/2015)
Ý kiến bạn đọc